Mazda CX-5 'cướp làn' xe máy, chạy lạng lách tạt đầu ô tô khác trên cầu
Một trong những công bố quan trọng nhất tại sự kiện GTC 2025 (Mỹ) là nền tảng Blackwell Ultra, phiên bản nâng cấp từ kiến trúc Blackwell trước đây. Blackwell Ultra được thiết kế để cung cấp hiệu suất cao hơn đáng kể so với thế hệ GPU (card đồ họa) Hopper, giúp cải thiện khả năng xử lý suy luận AI. Theo Nvidia, nền tảng này có thể tăng tốc độ xử lý token trên mỗi giây lên tới 25 lần so với thế hệ trước, giúp các mô hình AI hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.Ngoài ra, Nvidia cũng tích hợp NVLink thế hệ mới, cho phép kết nối nhiều GPU Blackwell Ultra để tạo thành các hệ thống tính toán hiệu suất cao. Điều này đặc biệt quan trọng khi nhu cầu tính toán AI ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp.Bên cạnh phần cứng, Nvidia giới thiệu Dynamo, một nền tảng phần mềm mới được mô tả là "hệ điều hành của nhà máy AI". Dynamo hỗ trợ quản lý toàn bộ chu trình vận hành AI, từ huấn luyện, triển khai đến tối ưu hóa mô hình. Nền tảng này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai AI quy mô lớn, tối ưu hóa hiệu suất trên GPU Blackwell Ultra và giảm thời gian huấn luyện mô hình.Một trong những công bố đáng chú ý nhất tại GTC 2025 là dòng máy tính AI cá nhân DGX Station và DGX Spark. Đây là những siêu máy tính nhỏ gọn nhưng có khả năng xử lý AI mạnh mẽ, giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp có thể phát triển AI ngay tại văn phòng.DGX Station sử dụng GB10 Grace Blackwell Superchip, có khả năng thực hiện tới 1 triệu tỉ phép tính AI mỗi giây. Trong khi đó, DGX Spark là phiên bản nhỏ hơn, hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức giá hợp lý hơn, mở rộng khả năng tiếp cận AI đến nhiều đối tượng hơn.Tại GTC 2025, Nvidia cũng nhấn mạnh vai trò của CUDA-X, nền tảng tính toán tăng tốc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ vật lý, khoa học dữ liệu, kỹ thuật máy tính, học sâu (deep learning), điện toán lượng tử đến y tế và viễn thông. CUDA-X bao gồm các thư viện chuyên biệt như cuDNN, cuBLAS, cuOPT, giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý trên GPU Nvidia.Một trong những điểm đáng chú ý là CUDA-Q, bộ công cụ mới dành cho điện toán lượng tử, giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tiếp cận công nghệ này dễ dàng hơn. Với việc liên tục mở rộng hệ sinh thái CUDA-X, Nvidia đang củng cố vị trí của mình không chỉ trong AI mà còn trong nhiều lĩnh vực công nghệ tiên tiến khác.Nvidia cũng công bố nhiều quan hệ hợp tác quan trọng với các tập đoàn công nghệ như Google, Cisco, HPE và General Motors. Những thỏa thuận này tập trung vào việc phát triển hạ tầng điện toán AI, tối ưu hóa mạng lưới viễn thông và hỗ trợ các ứng dụng AI trong doanh nghiệp.Ngoài ra, Nvidia tiếp tục mở rộng các nền tảng robot AI và xe tự hành, với những cải tiến mới trong nền tảng Nvidia Isaac dành cho robot và DRIVE Thor dành cho xe tự hành. Những nâng cấp này giúp cải thiện khả năng nhận diện môi trường, điều hướng và ra quyết định của các hệ thống AI.Hội nghị GTC 2025 đã cho thấy Nvidia đang tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực AI và điện toán tăng tốc. Với các sản phẩm như Blackwell Ultra, Dynamo, DGX Station, DGX Spark và hệ sinh thái CUDA-X, Nvidia không chỉ tập trung vào phần cứng mà còn xây dựng một nền tảng phần mềm và dịch vụ mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của AI trên toàn cầu.Sự kiện sẽ tiếp tục diễn ra với nhiều phiên thảo luận chuyên sâu về các xu hướng AI, học sâu, siêu máy tính và điện toán đám mây, hứa hẹn mang lại nhiều thông tin quan trọng cho giới công nghệ.Vì sao mùa mưa TP.HCM, miền Tây bắt đầu không đồng đều?
Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói.
Cầu xây xong đã lâu nhưng không có đường dẫn
Kết quả cho thấy nhóm làm công việc tay chân có lượng tinh trùng khỏe mạnh nhiều hơn rõ rệt. Đặc biệt, người thường phải mang vác vật nặng có nồng độ tinh trùng cao hơn đến 46%, theo New York Post.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Giọt nước mắt của đồng bằng
Đến giữa buổi, nhân vật admin chưa quen biết tên Tố Như bắt đầu chuyển đổi hình thức khác và bắt đầu có mùi "thu hoạch". Tố Như đưa ra điều kiện mới, yêu cầu các thành viên đóng một khoản phí để "định danh" và trở thành thành viên của hệ thống. Các ưu đãi gồm có làm nhiệm vụ hàng ngày và nhận về 15.000 đồng/lần (không phải 10.000 đồng như trước). Ngoài ra, thành viên còn có thể nhận lương cứng từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.